Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 103 kết quả

"Ăn ký ức": Tan vỡ một tình yêu

Ngày phát hành 17:17 | 4/10/2021

Lượt nghe: 1227

Truyện “Giọt đắng” của tác giả Đức Hậu và truyện “Ăn ký ức” của tác giả Nguyễn Hồng đều viết về đề tài tình yêu đôi lứa với những trắc trở đắng cay. Nếu “Giọt đắng” phơi bày hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống với những tình tiết có thể khiến độc giả bị sốc thì “Ăn ký ức” lại có chút bảng lảng, mơ hồ sau một cuộc tình đột ngột đứt đoạn. Trong đó, xét về phương diện kĩ thuật viết, truyện “Ăn ký ức” có phần ấn tượng hơn. Nhân vật “tôi” và “gã” xuất hiện trong những mảnh kí ức rời rạc. Trong khi “tôi” “can đảm nhấn nút dừng lại” thì “gã” gần như gục ngã sau khi người tình biến mất. Tác giả Nguyễn Hồng không sa đà vào việc kể lể chi tiết về một tình yêu đã cũ. Tất cả những gì người viết trải ra trên mặt giấy là những mảnh vụn kí ức, không đầu không cuối. Ở đó, người ta thấy một cuộc gặp gỡ rồi chia ly. Có điều sau cuộc chia ly ấy có người tiếp tục nhịp sống bình thường, kẻ lại chết dần chết mòn trong nỗi cô độc. Truyện viết sắc sảo, bày ra một thế giới nội tâm có phần tan nát – như nó vốn thế, sau một cuộc tình chẳng biết vì lẽ gì mà chấm dứt. Những chi tiết về cái chết được nhắc đi nhắc lại trong toàn bộ truyện ngắn. Có thể đó là một cái chết có thật, cũng có thể là cái chết của con tim khi “người đi một nửa hồn tôi mất – một nửa hồn tôi hóa dại khờ”. Cái chết lâm sàng ấy có lẽ chúng ta đều đã trải qua trong đời…

"Con gà rừng" (P2): Ký ức về miền quê trong cổ tích

Ngày phát hành 15:52 | 28/1/2021

Lượt nghe: 907

Câu chuyện về làng Thung Dài với những mảng miếng ký ức dần hiện ra trong lời kể của ông già và cô cháu. Sau bao nhiêu năm xa quê, ông trở về nhưng mọi sự đã đổi thay, không còn như xưa nữa. Làng quê gắn cuộc sống với rừng, kiếm sống bằng những sản vật của rừng, nay đã không còn nữa. Họ đã bán dần từng quả đồi để làm du lịch, khai thác sân gôn, mua bán bất động sản… và người dân làng Thung Dài đã quen với nhịp sống ấy. Qua lời kể của cô cháu, mọi sinh hoạt của dân làng đã đổi thay, khiến ông già hết sức ngạc nhiên. Những kỷ niệm thời trai trẻ của ông già lúc còn ở làng với các chị, các cô..chỉ còn là ký ức, họ không còn đi rừng nữa, không phụ thuộc vào việc kiếm sống hàng ngày với những sản vật của rừng. Thanh niên trai tráng bỏ làng đi làm ăn xa, người dân cũng bỏ ruộng, bỏ rừng …Nghe cô cháu kể sự đổi khác của quê hương, ông già chỉ biết im lặng, thở dài, cũng phải thôi, thời thế phải khác, không thể như ngày xưa nữa. Tìm lại quê nhà sau bao năm xa cách, muốn mua một quả đồi để trồng lại cây sim, cây mái.. ông muốn tìm lại quê cha đất tổ, tìm lại khu rừng ngày xưa ông đã từng thân thuộc. Bao trùm câu chuyện là nỗi buồn man mác, gợi nhiều suy nghĩ và băn khoăn cho chính chúng ta, rằng không phải sự đổi thay nào cũng khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp. Những hoài niệm xưa cũ, nếp sống của làng quê nằm trong ký ức có thể là phần đời đẹp đẽ theo suốt đời người…

"Đoản hoa": Đoạn đời của loài hoa mang tên ký ức

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019

Lượt nghe: 815

Giữa nhịp sống hiện đại với những va đập, bộn bề lo toan và sự lên ngôi của các công trình kiên cố bằng xi – măng, sắt thép, những nếp nhà cổ dần vắng bóng. Tâm hồn người hoài cổ vì thế càng thêm trống trải. Họ biết đi đâu về đâu giữa cảnh tượng làng mạc trở nên lai căng, xa lạ trong “cơn bão” đô thị hóa? Truyện ngắn “Đoản hoa” của nhà văn Nguyễn Văn Học, tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam xoay quanh nỗi niềm ấy. Mời các bạn cùng thưởng thức tác phẩm này qua giọng đọc NSUT Việt Hùng (Đọc truyện đêm khuya phát 18/02/2019)

"Hậu duệ của Da Gama": Du ký nhịp sống ở Bồ Đào Nha

Ngày phát hành 10:59 | 8/3/2021

Lượt nghe: 952

Truyện tiếp nối nguồn cảm hứng “Vợ Đông chồng Tây” trong hầu hết sáng tác những năm gần đây của Kiều Bích Hương. Ta gặp trong đó những câu chuyện của thời đại hôm nay – Chuyện trải nghiệm mới trong cuộc sống khi lấy chồng ngoại quốc, chuyện các gia đình có điều kiện đưa con ra nước ngoài gửi gắm người thân, chuyện làm du lịch, làm kinh tế ở Tây, ở ta. Nhà văn Kiều Bích Hương gửi vào câu chữ hiểu biết về thế giới, đất nước Bồ Đào Nha, về lối sống ưa chuyển dịch với một văn phong thông suốt, liền mạch. Trong những dữ liệu có vẻ toàn cầu và to tát ấy, ta bắt gặp những chi tiết rất đời thường về tình thân, tình chồng vợ, về tính cách con người, về hoài bão, mục đích sống không ai giống ai. Nhân vật xưng “tôi”, người dì trong truyện ngắn này, trong tâm thế là công dân toàn cầu, một phụ nữ hiện đại với lối suy nghĩ đầy tư tưởng giải phóng cá nhân. Thế nhưng trong sâu thẳm vẫn là những nét tính cách và bản chất truyền thống Việt Nam: dịu dàng và nữ tính, coi trọng gia đình, các giá trị làm nên con người tử tế. Những đứa trẻ dẫu có cách hành xử ra sao cuối cùng vẫn mong sống trọn trong tình yêu thương của bố mẹ. Và ta cũng bắt gặp hình mẫu phụ nữ làm kinh tế liều lĩnh, táo bạo, vươn tầm nhìn ra thế giới qua nhân vật “Chị Nhung” với mô hình đầu tư khách sạn trong nước. Mỗi người một lựa chọn, một nhu cầu, một đam mê sống. Tác giả không quy kết cách sống nào là đúng, là sai. Đọng lại trong câu chuyện nuôi nấng hai đứa con chị gái của cặp vợ Đông chồng Tây là những phát hiện, mách bảo về tình yêu thương, về sự trao quyền, trao tự do, khích lệ hòa nhập. Quả thật, khi cuộc sống đặt ta vào sự đã rồi, ngay trong những hoàn cảnh chính bản thân cũng không mong muốn, một số niềm vui và hứng khởi lại đến thật bất ngờ khi trưởng thành trong hoàn cảnh ấy…(Lời bình của BTV Võ Hà)

"Trở về xóm Doi": Những mảnh vỡ ký ức

Ngày phát hành 15:58 | 13/7/2021

Lượt nghe: 1139

Ngay từ nhan đề, “Trở về xóm Doi” của tác giả Sơn Trần đã báo trước một chuyến đi trở về nơi chốn cũ – nơi nhân vật “tôi” sinh ra và lớn lên. Kí ức dần hiện về từ tên xóm, tên người. Ở cái doi cát chồm ra khỏi bờ sông là là bao nhiêu chuyện đời éo le: chị Sa xinh gái đi làm bia ôm mong đổi đời, ông thầy cúng tên Nhịn hóa ra là một tay biến thái chuyên nhắm vào đám thanh niên trai tráng để làm trò xằng bậy. Nhân vật “tôi” thì mắc kẹt trong tình cảm tuổi mới lớn với Hiền, con gái ông Nhịn. Truyện viết có lớp lang. Các tình tiết đan vào nhau, cùng với những mối quan hệ của nhân vật khiến mọi chuyện không được nói ra một cách rõ ràng mà như phủ lên một lớp sương huyền ảo. Truyện ngắn, vì thế, mà vừa nhuốm màu kí ức, vừa như một cơn mộng mị kéo dài, không có cách gì thoát ra. Mỗi nhân vật trong “Trở về xóm Doi” dường như đều có một góc khuất riêng, không dễ tỏ bày. Với ông Nhịn, đó là một bí mật. Với nhân vật “tôi”, đó là một kí ức kinh hoàng. Còn với Hiền, với chị Sa, rất có thể đấy là ám ảnh về phận nghèo, mà tiếc thay, lối thoát mà cả hai lựa chọn lại là đi làm tay vịn, rồi đi lấy chồng chung ở xứ Hàn… Truyện có kịch tính, có cao trào, nhưng có cảm giác tác giả không đẩy đến cùng để nhân vật giải quyết mâu thuẫn, mà phần lớn để họ trốn chạy với những câu hỏi chưa tìm được lời đáp.

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (Buổi 3): Những mảnh ký ức một thời

Ngày phát hành 10:9 | 1/4/2024

Lượt nghe: 76

Chọn bối cảnh quán nhậu của bà Mười xả dàn, nơi lui tới của cánh thương phế binh Việt Nam cộng hòa, nhà văn Nguyễn Một đã tái hiện tâm trạng của những cựu binh trong không khí chiến sự đang diễn ra ở các chiến trường miền Trung và Nam bộ. Những con người như anh thương binh Ngô Hai hay bà Mười xả dàn đã dày dặn sương gió cuộc đời. Họ chính là những chứng nhân trong cuộc chiến này. Cũng như bao số phận con người trong chiến tranh, cuộc đời họ xô dạt theo thời cuộc. Bây giờ, qua giọng đọc NSUT Việt Hùng, mời các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một - Tác phẩm được trao giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua:

"Về nhà" (P.1): Ký ức

Ngày phát hành 16:11 | 14/6/2021

Lượt nghe: 667

Trong phần đầu truyện ngắn Về nhà của NSND Hoàng Cúc, nhân vật nữ chính của truyện, mà tác giả gọi bằng danh xưng “nó”, đang hồi tưởng về tất cả những ký ức đã qua. Mọi chi tiết như cuốn phim chậm từ từ quay lại. “Nó” sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, lúc sinh con may có mẹ đẻ kề bên hỗ trợ, động viên. Nhưng rồi mẹ đẻ cũng sớm qua đời, bố đi bước nữa, con gái giận bố đã bỏ lên thành phố sinh sống.

“Âm thanh ký ức”: Vang mãi khúc quân hành

“Âm thanh ký ức”: Vang mãi khúc quân hành

Ngày phát hành 10:1 | 31/8/2021

Lượt nghe: 1223

Truyện ngắn là sự đan xen giữa không gian và thời gian trong tâm tưởng của những người lính. Khi xem vở kịch của thượng úy Hải quân là Phúc thì hai người lính già nhớ lại những kỉ niệm xưa cùng đồng đội. Đó là trận đánh khốc liệt với quân địch trên chiến trường biên giới. Tổ 3 người gồm đội trưởng Toại, hai chiến sĩ Dũng và Hanh đã chiến đấu anh dũng tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ chốt của mình. Truyện ngắn không chỉ có hi sinh, mất mát trên chiến trường mà còn cả tâm tư, tình cảm, khó khăn của người lính nơi hậu phương. Vì Toại cứ biền biệt bao năm công tác ngoài mặt trận nên người vợ trẻ không chịu nổi nỗi cô đơn, vất vả mà bỏ rơi hai bố con. Toại phải mang cậu con trai là Phúc mới 3 tuổi về đơn vị. Nhưng rồi đơn vị nhận nhiệm vụ đột xuất, Toại không kịp thu xếp cho Phúc về quê mà phải nhờ một người lính đồng hương. Trong chiến tranh người lính phải hi sinh cuộc sống riêng tư vì nhiệm vụ cao cả của đất nước. Có những chi tiết truyền cảm với người đọc, người nghe như hình ảnh cậu bé Phúc khóc nấc nhìn theo bóng cha xa dần đầy xúc động. Hay hình ảnh Toại chiến đấu anh dũng đến viên đạn cuối cùng, trong hộp đạn chỉ còn mỗi chiếc áo trẻ con. Đan xen giữa giọng văn khốc liệt, hào hùng là khoảng lặng trầm buồn về cuộc sống đời thường của người lính. Truyện ngắn đã dẫn dắt cảm xúc người đọc, người nghe theo nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đất nước đã hòa bình mấy chục năm nhưng hồi ức chiến tranh vẫn ghi dấu trong tâm trí nhiều người. Chỉ một bài thơ, truyện ngắn, nét nhạc cũng có thể gợi nhớ biết bao kỉ niệm xưa cũ trong lòng người cựu chiến binh. Truyện ngắn không chỉ tô đẹp sự hi sinh, mất mát của người lính và còn thể hiện truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Cậu bé Phúc năm nào giờ trở thành người lính hải quân tiếp bước cha bảo vệ biển đảo quê hương (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Mùa cốm": Ký ức đẹp về mùa thu tuổi trẻ cùng hương cốm quê hương

“Mùa cốm

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018

Lượt nghe: 868

Hàng năm, khi “Gió thổi mùa thu hương cốm mới”, ai dám chắc lòng mình không chút xao động. Với hai nhân vật chính trong truyện ngắn “Mùa cốm” của tác giả Nông Văn Kim mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn hôm nay, ký ức về mùa thu tuổi trẻ, hương cốm quê hương cùng mối tình thời tuổi trẻ đã kết thành nỗi nhớ khôn nguôi. Cùng nghe truyện ngắn và cảm nhận trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 11/10/2018

“Ngủ giữa khói hương bài”: Điểm tựa ký ức

“Ngủ giữa khói hương bài”: Điểm tựa ký ức

Ngày phát hành 0:39 | 16/2/2024

Lượt nghe: 861

Với giọng văn trữ tình, thiết tha trìu mến, tác giả đưa chúng ta trở về không gian làng quê Bắc bộ yên bình-nơi có dòng sông Sò và những bụi hương bài mọc bên bờ sông. Dư-một chàng trai mới lớn, nhân vật chính trong truyện ngắn “Ngủ giữa khói hương bài” lớn lên trong không gian làng quê thoang thoảng mùi hương bài, bên dòng sông tuổi thơ cùng những bữa cơm bà nội nấu và được bồi đắp tâm hồn qua những câu chuyện cổ tích bà kể, làn điệu chèo bà hát. Có thể nói “Da thịt Dư tỏa ra mùi của hương bài, của đất, của gió, của dòng sông, của quê hương”. Thế nhưng cuộc đời Dư lại lận đận. Thi trượt đại học, định học cao đẳng cũng không xong. Đi học nghề mộc thì bỏ dở giữa chừng vì thất tình. Đi làm phụ hồ thì không chuyên tâm. Trong một lần trèo lên giàn giáo để trát vữa, cậu không may bị ngã xuống đống gạch ngất lịm. Lúc tỉnh dậy, Dư thấy mình đang nằm giữa những bụi hương bài mọc bên sông Sò. Chính làn hương bài đang lan tỏa trong không gian đã đưa Dư vào thế giới mộng tưởng hư hư thực thực để gặp lại bà nội và anh Đủ. Bà nội và anh Đủ đã giúp Dư sống lại ký ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với làng, với dòng sông Sò. Dư như được sống lại những năm tháng đẹp đẽ, đầm ấm, hạnh phúc bên bà nội. Nơi đó, ký ức tuổi thơ của Dư đủ đầy với những bữa cơm bà nấu, tâm hồn tắm mát ánh trăng rằm, neo đậu bến sông quê; Dư được gặp lại những người thân trong gia đình đã lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc…Có lẽ, ký ức là điểm tựa để Dư hóa giải những va vấp, mất mát đầu đời; đánh thức trong cậu ý thức trách nhiệm là một chàng trai trụ cột gia đình. Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách hữu hiệu chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại. Dẫu tác giả không lý giải hành trình cuộc đời phía trước của Dư sẽ đi đến đâu, nhưng người đọc người nghe tin rằng Dư sẽ trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh và tự tin, quyết đoán hơn. Bởi cậu được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình, trong mạch nguồn quê hương xứ sở và sự trường tồn của văn hóa làng. (Lời bình của Vũ Hà)

“Quẩn mãi bóng người”: Ký ức là lưu bản của tâm hồn

“Quẩn mãi bóng người”: Ký ức là lưu bản của tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2020

Lượt nghe: 1084

Ký ức là lưu bản của tâm hồn, của trí nhớ kéo chúng ta về với hình hài quá khứ đa sắc màu. Câu chuyện trong truyện ngắn “Quẩn mãi bóng người” tái hiện tự sự của một tình yêu đôi lứa nhiều trắc trở, đi qua những cung bậc thăng trầm của lịch đại, với nếp sống, nếp nghĩ thể hiện một căn cước văn hóa. Họ đã sống trong hiện thực lung linh, huyền ảo của xứ sở đầy ảo mộng và huyền thoại...

Bạch Liên Hoa: Ký ức tuổi thơ về hoa sen trắng

Bạch Liên Hoa: Ký ức tuổi thơ về hoa sen trắng

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2019

Lượt nghe: 2143

Hình ảnh bông sen trắng duy nhất giữa đầm sen cứ váng vất, lẩn khuất một câu chuyện liên quan đến cái chết của Thanh, về những đồn đoán, về những hiện tượng lạ kỳ của đầm sen. Nỗi ám ảnh mơ hồ trong ký ức tuổi thơ về đầm sen, về cái chết của Thanh, về những câu chuyện ma mị nghe kể lại... là những chi tiết tạo cho truyện ngắn “Bạch Liên Hoa” thêm phần hấp dẫn, sinh động...(Đọc truyện đêm khuya phát 6/6/2019)

“Vệt nắng trong vườn”: Nơi lưu giữ ký ức con người

“Vệt nắng trong vườn”: Nơi lưu giữ ký ức con người

Ngày phát hành 13:49 | 19/4/2021

Lượt nghe: 730

Quý vị và các bạn thân mến, quá trình hiện đại hóa tác động tới nhiêu mặt của đời sống xã hội từ đô thị tới nông thôn. Dường như nhịp sống của con người cũng gấp gáp hơn, sự thay đổi diễn ra cũng nhanh hơn. Đặc biệt là việc xây dựng những công trình hiện đại để phục vụ đời sống mới. Những mảnh vườn trước chỉ trồng vài luống rau, nuôi mấy con gà nay trở thành khu phố sầm uất đông người buôn bán. Hay khu nhà lụp xụp khi mở con đường mới bỗng biến thành khu cao ốc hiện đại. Nhân vật tôi trong câu chuyện cũng không tránh khỏi những đổi thay như vậy. Mảnh vườn nhỏ của ông từ khi mở con đường mới thì trở thành một gia tài đáng kể. Và để thay đổi cuộc sống nghèo khó, vợ chồng ông quyết định bán mảnh vườn đi. Cuộc sống của gia đình ông giàu có hơn nhưng chưa chắc hạnh phúc. Tình cảm hai vợ chồng bỗng trở nên rạn nứt vì chuyện tiền bạc. Thất vọng vì cuộc sống hôn nhân, ông gửi gắm tình cảm vào mảnh vườn xưa mình dày công chăm sóc gây dựng. Khu vườn với cây trái xanh tươi làm dịu mát tâm hồn nhân vật và khiến ông như sống lại thời hạnh phúc xa xưa. Và cũng chính tại khu vườn, nhân vật gặp được cô gái trẻ, ông vẽ cô nhưng chưa kịp tặng cô bức ảnh thì nàng đã ra đi mãi mãi. Hình ảnh của cô luôn ẩn hiện trong tâm trí ông mỗi khi đắm mình trong không gian khu vườn. Phần đầu câu chuyện là hiện thực của cuộc sống con người trước những tác động của đời sống hiện đại thì phần sau tác giả đưa vào nhiều yếu tố hư ảo về hình ảnh cô gái trẻ. Truyện ngắn được tác giả khắc họa bởi những đường nét, màu sắc, hình khối khá sắc nét thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa hiện tại và quá khứ. Vệt nắng của ngày hôm nay cũng giống như hôm qua hay ngày mai. Nhưng nó sẽ trở nên khác biệt nếu ẩn chứa trong đó nỗi niềm của xúc của con người...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Mong manh ký ức

Mong manh ký ức

Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2020

Lượt nghe: 947

Ký ức dù đẹp đến đâu, long lanh đến như thế nào cũng không có gì làm đảm bảo để ta có thể bấu víu, xây dựng một cuộc sống hiện tại yên ổn và một tương lai vững bền. Đây là điều mà Nguyễn Hương Duyên-cây bút trẻ ở mảnh đất Quảng Bình chang chang nắng cát muốn nhắn gửi với chúng ta qua truyện ngắn “Mong manh ký ức”

Truyện ngắn "Chuyến xe điện ra mặt trận": Ký ức tình yêu trong chiến tranh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2015

Lượt nghe: 3390

Tình yêu tuổi trẻ không thể tránh khỏi sai lầm, đổ vỡ."Chỉ một lần trót dại. Thế mà thành chia ly".Nỗi ân hận của chàng trai Đmi-tơ-rô không dễ nguôi ngoai khi mà vì chút ghen tuông hiểu lầm đã đánh mất tình yêu chân thành của cô gái trẻ tên là Nhi-na. Kẻ còn, người mất nhưng tình yêu đầu đời lãng mạn vẫn lưu lại bao ký ức đẹp.Tình đồng đội giữa những người trẻ tuổi Đmi-tơ-rô, Nhi-na, Va-xi-li làm nên câu chuyện tình yêu sâu đậm giữa chiến trường năm xưa vẫn còn vương vấn người đọc hôm nay.(Đọc truyện đêm khuya 23/12/2015)

Truyện ngắn "Đêm đầu năm": Ký ức về những năm tháng bom đạn ác liệt

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2017

Lượt nghe: 5508

Chiến trường đạn bom là nơi thử thách lòng người. Có bao người gan dạ, can đảm vào sinh ra tử như Tấn, như Thoa. Họ đã sống, chiến đấu như bao người chiến sĩ, thanh niên xung phong cùng thời. Tại chiến trường cũng xuất hiện những con người bị tha hóa về đạo đức lối sống, chạy theo bản năng tầm thường như nhân vật ông trạm trưởng trạm xá. Liên tiếp Thoa gặp phải những tai ương. Vừa thoát khỏi nanh vuốt và sự bủa vây của ông trạm trưởng thì Thoa lại gặp tai họa ...(Đọc truyện đêm khuya 09/11/2017)

Truyện ngắn "Dược danh ngụ ký tình nhân": Nỗi lòng người đang yêu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2016

Lượt nghe: 3903

Điều ấn tượng nhất ở tác phẩm chính là bài "Dược danh ngụ ký tình nhân"(cũng là nhan đề truyện ngắn). Sự độc đáo ở chỗ mỗi câu hát gửi người tình đều có tên một vị thuốc bắc(duyên "Xích thược"; nghĩa "Quế chi";vui vầy "Viễn chí";nên nghĩa "Hoàng liên";cạn lời "Bạch truật"; trọn nghĩa "Đương quy"...).Mỗi câu hát đã bao hàm và ẩn chứa tình cảm đậm đà của người trong cuộc.(Đọc truyện đêm khuya 17/02/2016)

Truyện ngắn "Nghề làng": Ký ức về nghề may truyền thống (phần 2)

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019

Lượt nghe: 2172

Hai người đàn ông Phúc Thành và Hào gặp lại nhau sau tròn nửa thế kỷ. Ông Phúc Thành vốn là trai làng Cựu - đào hoa, con nhà giàu, còn Hào là trai của thôn Từ Thuận. Họ có chung một người con gái để say mê đó là cô Hồng – gái thôn Từ. Tuổi thanh niên của họ gắn với làng quê Bắc Bộ, với nghề may nổi tiếng làm nên thương hiệu. Liệu cuộc đời sau này của hai chàng trai có điều gì uẩn khúc. Bây giờ mời các bạn nghe phần cuối truyện ngắn "Nghề làng" của nhà văn Nguyễn Trọng Văn

Truyện ngắn "Thời gian lặng lẽ": Dòng chảy vô tận của ký ức

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/7/2017

Lượt nghe: 6159

Tác giả có góc nhìn và cách viết khá lạ về chiến tranh và người lính. Binh nhì Nguyễn Thị Hạnh ở tiểu đội nuôi quân vì thương cảm và giàu lòng trắc ẩn nên đã quyết định bế cháu nhỏ sơ sinh vô thừa nhận về nhà, nhận bé là con mình. Trái tim và tình cảm của người mẹ đã giúp Hạnh vượt qua bao trở ngại sóng gió cuộc đời. Sự lặng lẽ của thời gian ngày càng lắng đọng với những ký ức vừa đau thương vừa ngọt ngào để các thế hệ không bao giờ quên những năm tháng chiến tranh hào hùng và bao hy sinh thầm lặng. (Đọc truyện đêm khuya 11/7/2017)

Truyện ngắn "Xóa ký ức": Nỗi cô đơn hoang hoải

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2017

Lượt nghe: 6868

Những đổ vỡ, mất mát, cô đơn và run rẩy trước cuộc đời đã khiến cho Thư nhiều lần trốn chạy, muốn quên đi phần đời cay đắng của mình, muốn xóa ký ức buồn đau, day dứt. Mỗi lần vấp ngã, cô lại đứng lên, vùng chạy khỏi vùng ký ức xa xót, vòng quay luẩn quẩn và nghiệt ngã ấy đã bóp chết đời sống thể xác và tâm hồn cô.(Đọc truyện đêm khuya 08/5/2017)

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và ký ức "Màu Quảng Trị"

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và ký ức

Ngày phát hành 10:25 | 22/7/2022

Lượt nghe: 1111

Có những điều thời gian, tuổi tác không thể xóa nhòa. Với người lính, ký ức về chiến trường và đồng đội dường như mãi còn vẹn nguyên. Đã hơn 50 trôi qua từ ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thế nhưng hoài niệm về vùng đất gió Lào cát trắng vẫn còn ở đó trong tâm trí nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Với người chiến sĩ thông tin năm nào, Quảng Trị mãi là miền ký ức không thể nào quên.

Trường ca “Những đám mây ký ức”

Trường ca “Những đám mây ký ức”

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019

Lượt nghe: 951

Với nhà thơ Lê Mạnh Tuấn, niềm giăng mắc thường trực trong ông chính là số phận đồng đội một thời chiến trường K những năm 70 của thế kỉ trước. Ông viết với cảm xúc đặc biệt, viết bởi không thể không viết, viết để góp thêm một tiếng nói một góc nhìn về cuộc chiến tranh dẫu đã đi qua 40 năm… (Tiếng thơ 01/01/2020)

Hoàng Nhuận Cầm và ký ức về hai người bạn thơ liệt sỹ

Hoàng Nhuận Cầm và ký ức về hai người bạn thơ liệt sỹ

Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015

Lượt nghe: 1475

Mùa xuân mới đang về trên mỗi vùng quê với bao nét đẹp văn hóa và tình người ấm áp. Mùa xuân và Tết trong tình thơ chan chứa của các nhà thơ Đỗ Trung Lai, Tân Quảng, Phạm Đình Ân, Chu Ngọc Phan, Vũ Quần Phương và Bùi Ngọc Phúc. Ký ức của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm về hai người bạn thơ, hai đồng đội Vũ Đình Văn và Nguyễn Văn Thạc (Tiếng thơ 15+16/02)

Lật từng trang nhật ký

Lật từng trang nhật ký

Ngày phát hành 13:1 | 4/5/2023

Lượt nghe: 466

Vận dụng cách viết, biết lên ý tưởng và trình bày cảm xúc, sử dụng câu văn hình ảnh, miêu tả ngoại cảnh…để gợi thật đậm nét chủ đề mà mình hướng đến - đó là con đường luyện tập viết lách mỗi ngày mà các bạn có thể thực hành. Mong các bạn sáng tác thật hay, có nhiều tác phẩm ý nghĩa! (Văn nghệ thiếu nhi 01/05/2023)

Màu của ký ức

Màu của ký ức

Ngày phát hành 21:44 | 17/3/2024

Lượt nghe: 113

Ký ức là phần không thể thiếu trong mỗi con người. Văn chương nghệ thuật ghi lại ký ức theo những cách khác nhau và mỗi chúng ta cũng lại có cách cảm nhận ký ức khác nhau. Cùng bước vào Ngôi nhà ký ức được dựng lên trong những ngày thơ xuân này các bạn nhé... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 5/3/2024)

"Thì thầm tiếng cát": Ký ức trong trẻo về miền quê cát trắng Quảng Bình

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2017

Lượt nghe: 1020

Tập tản văn "Thì thầm tiếng cát" của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là những trang viết tình cảm về tuổi thơ được lớn lên cùng những đồi cát quê hương. Đây có thể chỉ là một phần ký ức rất nhỏ trong cuộc đời đầy sắc màu của một nhà thơ đi nhiều, gặp gỡ nhiều và viết nhiều. Những kỷ niệm đẹp về làng quê với mênh mang cát trắng, nơi đó còn lưu giữ bao ký ức về người thân thì sẽ luôn sáng lấp lánh trong trái tim của người viết. (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2017)

Bài thơ "Tháng Chạp": Ký ức về miền xanh thẳm

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017

Lượt nghe: 665

Tác giả Trương Sinh Nguyên từng có bài cộng tác với chuyên mục "Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Anh sáng tác cả thơ và truyện ngắn. Những tác phẩm văn học giàu hình ảnh, xúc động khi Trương Sinh Nguyên miêu tả về gia đình, những trò chơi của tuổi thơ, về mái trường và tình cảm học trò. Đã lâu rồi “người con ấy” không được sống trong cái lạnh của xứ Bắc nên khi gặp những cơn gió mùa đông tràn về thì cảm xúc trong anh lại được nhen lên. Không kịp đánh máy Trương Sinh Nguyên đã ghi trọn xúc cảm về mùa đông, về người thân bằng chữ viết tay trong bài thơ “Tháng chạp”. Bài thơ tình cảm viết về những năm tháng được sống bên bà, bên mẹ, được cắp sách tới trường qua rất nhiều mùa đông ấm áp của tình cảm bạn bè. (Văn nghê thiếu nhi 26/12/2017)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi 11 - Võ sĩ vùng đất hoa cỏ may

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020

Lượt nghe: 586

Ở vùng đất hoa cỏ may, Dế Mèn bình tĩnh nhận lời thách đấu của anh chàng Bộ Ngựa kiêu căng. Khi trở lại hội võ, Dế Mèn ngạc nhiên khi thấy Dế Trũi trên đài. Chắc Dế Trũi vẫn nhớ trận đòn của mấy mụ Bọ Muỗm ngày xưa. Dế Trũi quần cho Bộ Muỗm mệt phờ rồi hạ gục địch thủ để vào trận chung kết. Liệu ai sẽ là nhà vô địch của hội thi võ vùng đất hoa cỏ may? (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi 12 - Tranh giành nơi trú ẩn

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020

Lượt nghe: 501

Mùa đông lạnh giá ập đến nơi đồng cỏ vắng lặng. Các loài côn trùng tranh giành nhau tìm nơi trú đông. Một trận ẩu đả hỗn loạn đã diễn ra giữa cư dân xóm Chuồn Chuồn với đàn Châu Chấu Voi. Vụ việc tranh nơi trú ẩn ở bụi Dứa sẽ kết thúc ra sao? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi 13 - Gặp lại bác Xiến Tóc

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020

Lượt nghe: 831

Dế Trũi bị bắt làm tù binh. Mấy mùa đã qua mà Dế Mèn vẫn không có thông tin gì của Dế Trũi. Một hôm, cậu dừng chân bên dòng suối và bất ngờ gặp lại bác Xiến Tóc. Ngày xưa bác Xiến Tóc đã dạy cho cậu một bài học nhớ đời. Dế Mèn ngạc nhiên khi thấy bác buồn bã, không còn vẻ oai phong như ngày xưa... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi 14 - Tù binh

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2020

Lượt nghe: 775

Không thể chịu nổi tính luộm thuộm, lười nhác của bác Xiến Tóc, Dế Mèn bèn từ biệt bác và tiếp tục lên đường. Nhưng thật là đen đủi, Dế Mèn bị chim Trả bắt về để làm quản gia cho lão. Thế là một lần nữa, Dế Mèn lại rơi vào kiếp sống bị giam cầm... (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi 15 - Thoát nạn

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2020

Lượt nghe: 1109

Nhờ Dế Trũi, bác Xiến Tóc và các bạn Châu chấu voi, Dế Mèn được cứu khỏi hang lão chim Trả. Tất cả gặp nhau vô cùng mừng rỡ. Họ nhanh chóng lên đường đến vùng đất mới... (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi 16 - Xung đột ở vùng đất Kiến

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2020

Lượt nghe: 1020

Dế Mèn và các bạn lên đường đến vùng Kiến. Nói đến Kiến, Dế Mèn vô cùng cảm phục bởi đức tính đoàn kết, chăm chỉ, kiên cường, đặc biệt là biết lo xa. Tuy nhiên, Dế Mèn và các bạn đã bị hiểu lầm ở vùng đất Kiến. Một cuộc xung đột dữ dội diễn ra... (Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2020)

Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" - Buổi đầu tiên - Tiểu sử Dế Mèn

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020

Lượt nghe: 1116

Từ khi tác phẩm ra đời, không chỉ các bạn nhỏ mà ngay cả người lớn cũng say mê, cuốn hút vào từng trang truyện. Nhân vật Dế Mèn can đảm, trượng nghĩa nhưng có phần kiêu căng, hiếu thắng. Qua thời gian, qua những bước phiêu lưu, Dế Mèn trưởng thành dần lên, với biết bao trải nghiệm thú vị... (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ 10 - Gặp họ chuồn chuồn

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020

Lượt nghe: 783

Dòng nước đưa Dế Mèn và Dế Trũi tới bãi đất là nơi trú ngụ của họ chuồn chuồn. Chuồn chuốn chúa bay qua bay lại vẻ dữ dội, hùng hổ. Đám chuồn chuồn ngô nhác thấy kẻ lạ liền biến mất. Còn đám chuồn chuồn ớt có bộ cánh màu đỏ bay lượn như muốn khoe bộ cánh mới. Dế Mèn và Dế Trũi cũng khá thận trọng khi đặt chân tới vùng đất này... (Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ 9 - Lạc đến vùng đầm lầy

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020

Lượt nghe: 775

Sau mười ngày lênh đênh giữa dòng nước, cuối cùng chiếc bè tự chế của Dế Mèn và Dế Trũi đã cập bờ trong niềm vui mừng khôn tả của hai bạn. Vùng đầm lầy với toàn cỏ nước cùng cư dân là đám cóc nhái ễnh ương suốt ngày cãi cọ... (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ ba - Tù binh

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020

Lượt nghe: 846

Sau khi gây ra tội lớn với Dế Choắt, Dế Mèn hối hận lắm. Thế nhưng, những ngày êm đềm, ăn năn hối lỗi của Dế Mèn duy trì không bao lâu. Lại thêm một bài học cho Dế Mèn khi bị đám trẻ bắt về làm Dế chọi... (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ bảy - Gặp Dế Trũi

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020

Lượt nghe: 1135

Tạm biệt mẹ, Dế Mèn tiếp tục lên đường. Cậu mong muốn có thêm bạn đồng hành. Thế nhưng những người anh em thân thiết đều từ chối đề nghị của Dế Mèn. Vào buổi chiều nọ, cậu gặp Dế Trũi và Bọ Muỗm. Hai bên đang trong cuộc ẩu đả. Cuộc gặp này lại mở ra câu chuyện khác li kỳ... (Văn nghệ thiếu nhi 08/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ hai - Bài học đường đời đầu tiên

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020

Lượt nghe: 1030

Bước vào tuổi trưởng thành, Dế Mèn thay đổi cả về thể chất và tính tình. Nóng nảy, hiếu thắng, Dế Mèn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của cậu... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ năm - Đào tẩu

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020

Lượt nghe: 965

Xiến Tóc bay đến cắt cụt đôi râu dài kiêu hãnh của Dế Mèn khiến cậu vừa sợ hãi, vừa choàng tỉnh với bài học đường đời tiếp theo. Buồn bã với lỗi lầm của bản thân và chán cảnh bị chôn chân trong lồng, Dế Mèn nung nấu ý định chạy trốn... (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ sáu - Chạy trốn thành công

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020

Lượt nghe: 955

Trên đường chạy trốn, Dế Mèn đã ra tay nghĩa hiệp, cứu chị Nhà Trò khỏi vòng vây của bè lũ nhện. Trước khi tiếp tục những chuyến phiêu lưu, cậu muốn trở về thăm mẹ. Cuộc hội ngộ mừng mừng tủi tủi... (Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ tám - Đôi bạn chu du thiên hạ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020

Lượt nghe: 440

May có Dế Mèn chăm sóc và cho ở nhờ nên Trũi ta nhanh chóng bình phục. Từ đó Dế Trũi và Dế Mèn trở thành đôi bạn thân thiết bên nhau. Dế Mèn liền bàn với Dế Trũi đi chu du khắp thiên hạ. Bỏ lại đầm nước trong xanh với những áng cỏ mượt rời rợi, hai bạn quyết chí lên đường bằng chiếc bè tự chế từ vài chiếc lá... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ tư - Trận chiến

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020

Lượt nghe: 997

Bị mất tự do, Dế Mèn chán nản buồn rầu. Thế nhưng, khi nghe lỏm câu chuyện của đám trẻ về một chú dế nào đó “bất khả chiến bại”, máu phiêu lưu của Dế mèn nổi lên. Dế Mèn nóng lòng đợi đến ngày được đấu với kẻ đồng loại đang nổi như cồn đó... (Văn nghệ thiếu nhi 01/11/2020)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Đoạn kết - Đi để trở về

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020

Lượt nghe: 909

Sau nhiều ngày phiêu lưu tới nhũng vùng đất mới, cuối cùng thì chàng Dế Mèn can đảm trượng nghĩa lại được trở về nơi thân thuộc. Dế Mèn chẳng bao giờ còn được gặp lại mẹ nữa, nhưng hình ảnh về mẹ vẫn luôn trong trái tim cậu, cùng bao lời dạy bảo ấm áp yêu thương... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2020)

Đọc truyện "Những cuộc phiêu lưu li kì của Mumi bố" - Buổi thứ nhất - Ký ức sống dậy

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:46 | 23/9/2022

Lượt nghe: 446

Vào một ngày nọ Mumi Bố bỗng nhớ lại tất cả những chuyện đã xảy ra. Nào là việc chạy trốn khỏi nhà dành cho trẻ bị bỏ rơi, kết bạn bè, lên con thuyền Tiếng rì rầm của biển. Chuyến phiêu lưu lênh đênh từ sông lớn ra đại dương đầy thú vị nhưng vô cùng hiểm nguy... (Văn nghệ thiếu nhi 18/09/2022)

Đọc truyện “Những cuộc phiêu lưu ly kỳ của Mumi bố” - Buổi hai mươi hai - Những trang nhật ký cuối cùng

Đọc truyện “Những cuộc phiêu lưu ly kỳ của Mumi bố” - Buổi hai mươi hai - Những trang nhật ký cuối cùng

Ngày phát hành 21:25 | 7/11/2022

Lượt nghe: 123

Những trang nhật ký về chuyến phiêu lưu đầy thú vị nhưng cũng không ít gian nan của Mumi bố và các nhân vật trong truyện có lẽ sẽ là nguồn động viên, tiếp lửa để không chỉ Mumi mà bạn bè của cậu cũng sẽ tìm thấy những điều tích cực, cùng bài học về lòng can đảm, tự tin trong cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2022)

Gió đưa cánh hoa về miền ký ức

Gió đưa cánh hoa về miền ký ức

Ngày phát hành 16:59 | 30/7/2021

Lượt nghe: 413

Tuổi mới lớn với những khoảnh khắc bâng khuâng hướng về một ai đó, một miền không gian nào đó khiến cuộc sống nội tâm thêm phần thi vị giàu màu sắc hơn. Chúng ta có thể cảm nhận điều này qua tản văn “Gió đưa cánh hoa về miền kí ức” của tác giả Đỗ Thị Thanh Thảo. Bên cạnh đó, những tác phẩm như "Nụ cười của gió", "Chữ ký ghép tên" gieo vào trong ta cảm xúc đầy thi vị... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/07/2021)

"Dế mèn phiêu lưu ký": Chạm tới những thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2018

Lượt nghe: 1063

"Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Hơn 70 năm qua, cuộc phiêu lưu kỳ thú của chú dế mèn và những người bạn đã gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Vừa qua, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức triển lãm “Dế mèn phiêu lưu ký - chạm tới những thế giới”. BTV Hoàng Hiệp có bài viết phản ánh về triển lãm này. Tiếp đó là trích đoạn chương 9 trong tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2018)

"Con đã về nhà" - Tập sách ký họa mùa Covid

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020

Lượt nghe: 526

“Con đã về nhà” là tên gọi cuốn sách tranh ký họa của tác giả Tăng Quang, do NXB Phụ nữ ấn hành. Phần lớn các bức vẽ đã được anh Tăng Quang - một du học sinh ngành quản lý thiết kế ở Anh - thực hiện ngay tại khu cách ly tập trung... (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2020)

Truyện dài "Đất rừng phương Nam": Ký ức thời trai trẻ của ông Hai (buổi 16)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018

Lượt nghe: 791

Bố nuôi của An trước đây là một thanh niên hiền lành chịu khó. Anh mồ côi cha mẹ từ lúc 10 tuổi, phải ở đợ cố công cho tên địa chủ Khá, nổi tiếng tham lam keo kiệt và háo sắc. Mãi đến năm 30 tuổi anh vẫn chưa lấy được vợ. Tên địa chủ Khá đã lợi dụng lòng tin và sự thật thà của anh Hai nên hắn lần lượt đưa ra lý do giữ chân anh ở lại để làm việc cho hắn. Trai lớn thì phải lấy vợ. Hôm anh Hai đưa chị Hai về ra mắt và xin hắn đứng ra làm chủ hôn thì cũng là ngày sóng gió bắt đầu xảy đến với người con gái thôn quê có vẻ đẹp dân dã, mặn mà này. Tên địa chủ Khá đã âm thầm lên kế hoạch để anh Hai đi làm ăn xa. Ở nhà, hắn định giở trò đồi bại nhưng đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ phía chị Hai. Không chiếm được người con gái đó, hắn đã đánh đập rồi nhốt chị trong nhà kho với vò nước lã. Số phận của chị Hai sẽ như thế nào khi không có anh Hai bên cạnh? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 31/03/2018)

Truyện dài "Đất rừng phương Nam": Ký ức về gia đình ấm êm (Buổi 14)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018

Lượt nghe: 904

Ký ức về gia đình, cha mẹ in đậm trong An. Cậu nhớ về những kỷ niệm với gia đình, với cha mẹ, nơi An sống trong thành phố. An nhớ những ngày đi học, nhớ những ngày cùng các bạn xuống đường chứng kiến hình ảnh các anh thanh niên Tiền Phong dựng ở chỗ ngã ba đường lá cờ đỏ sao vàng. An nhớ mọi người cuống quýt thu dọn nhà cửa để đi tản cư. ( VOV 6 Văn nghệ thiếu nhi 18/3/2018)

Truyện dài "Miền xanh thẳm": Ký ức tươi xanh nâng đỡ ước mơ (Buổi 1)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018

Lượt nghe: 597

Truyện dài "Miền Xanh Thẳm" của nhà văn Trần Hoài Dương được xem là cuốn tự truyện về thời niên thiếu vất vả nhưng tươi đẹp của chính tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng, ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc yêu thích bởi đã chạm tới phần tuổi thơ trong sáng của mỗi người. Nhân vật chính là cậu bé Thiện cùng những người bạn như Nam và Năm đã trải qua thời tuổi thơ. Tuy còn thiếu thốn về vật chất, nhưng đầy ắp niềm vui của sự sẻ chia đùm bọc khi sống ở ngôi làng đậm chất làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ. Nhân vật Thầy Tín, anh Nhu, anh Hoàng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, dạy cho Thiện, Năm và Nam biết yêu thương và trân quý những gì mình đang có. Bên cạnh đó thì những trang văn mượt mà, cảm xúc khi nhà văn miêu tả vẻ đẹp ngút ngàn của núi đồi hòa quyện với mênh mang sông nước của vùng đất bán sơn địa ở tỉnh Bắc Giang cũng là điểm nhấn quan trọng tạo nên thành công cho tác phẩm. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 14/07/2018)

Sáng tạo nhật ký bằng tranh cùng lớp vẽ Hồng Xiêm

Sáng tạo nhật ký bằng tranh cùng lớp vẽ Hồng Xiêm

Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2017

Lượt nghe: 811

Nếu các bạn có những tấm vé cũ, những bông hoa khô, những giấy tờ hay sách báo cũ... các bạn sẽ làm gì với chúng? Các bạn đã bao giờ nghĩ, chúng mình sẽ dùng những vật tưởng như hết giá trị sử dụng ấy để làm một cuốn nhật ký bằng tranh chưa? (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2017)

Nhà Ký ức: Không gian độc đáo của Ngày thơ Việt Nam

Nhà Ký ức: Không gian độc đáo của Ngày thơ Việt Nam

Ngày phát hành 14:20 | 4/4/2023

Lượt nghe: 179

Không gian “Nhà Ký ức” tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2023)

Tuổi thanh xuân qua những dòng hồi ký

Tuổi thanh xuân qua những dòng hồi ký

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020

Lượt nghe: 906

Cuốn hồi ký “Tuổi thanh xuân còn mãi” do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, bao gồm bài viết của nhiều tác giả ghi lại quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học những năm 80-90 của thế kỷ trước. Tinh thần vượt khó để chiếm lĩnh tri thức, khát vọng được phục vụ cho Tổ quốc quê hương của họ rất đáng để thế hệ trẻ hôm nay học hỏi, trân trọng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/10/2020)

Vẻ đẹp ký ức trong "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu"

Vẻ đẹp ký ức trong

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 701

Với hồi ký “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu”, tác giả Trung Sỹ đã kể cho chúng ta về những gian khó một thời cả nước đều hướng ra tiền tuyến. Hậu phương, trong đó có Hà Nội là điểm tựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Hình ảnh mũ rơm đi học mũ rơm đi làm và xếp hàng mua thực phẩm đã trở thành ký ức - một ký ức sống động, đầy ắp tình yêu và nỗi nhớ... (Trang văn học tuổi mới lớn 15/10/2019)

Vẽ phố cùng CLB Ký họa đô thị Hà Nội

Vẽ phố cùng CLB Ký họa đô thị Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2019

Lượt nghe: 643

Vừa được ngắm những góc phố bình yên, những ngôi nhà cổ, hàng cây xanh dưới sắc thu vàng lộng lẫy, vừa thỏa mãn đam mê cầm cọ dạo chơi cùng màu sắc, lại sôi nổi bàn luận cùng bạn bè. Đó là không khí một buổi đi vẽ phố của các bạn nhỏ trong CLB Ký họa đô thị Hà Nội... (Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2019)

Truyện ký lịch sử của Ngô Tất Tố

Truyện ký lịch sử của Ngô Tất Tố

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019

Lượt nghe: 730

Cách viết đơn sơ, chân thực, mực thước cổ điển, mà vẫn rất tình cảm của nhà văn Ngô Tất Tố không chỉ thể hiện trong các tiểu thuyết, phóng sự mà còn đậm nét ở mảng truyện ký lịch sử. Thể hiện hiểu biết về lịch sử đã đành, với giọng kể hấp dẫn và năng lực gửi gắm cảm xúc vào câu chữ, những trang truyện ký về các nhân vật, sự kiện lịch sử của nhà văn Ngô Tất Tố có một dáng vóc riêng...(Tìm trong kho báu phát 12/09/2019)

Bút ký "Dưới chân tháp chùa Vàng"

Bút ký

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019

Lượt nghe: 870

Myanmar với hơn 50 triệu dân và diện tích lãnh thổ rộng gấp đôi nước ta. Đất nước với hơn 90 phần trăm dân số theo đạo Phật, với hàng ngàn di sản chùa tháp tầng tầng thời gian lịch sử. Myanmar mới bước vào công cuộc mở cửa, bên cạnh những văn minh vật chất phương Tây vẫn giữ gìn trầm tích, thói quen của một miền văn hóa riêng biệt, sâu thẳm, tĩnh tại. Một trong những địa danh nổi tiếng, biểu tượng về văn hóa, niềm tự hào của quốc gia này là chùa Shwedagon, còn gọi là chùa Vàng. Bút ký “Dưới chân tháp chùa Vàng” của biên tập viên Anh Thư là những cảm nhận của người khách phương xa khi đến xứ sở bình yên này...(Văn nghệ phát 19/03/2019)

Câu chuyện truyền thanh: Ký ức xứ Mường

Câu chuyện truyền thanh: Ký ức xứ Mường

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2016

Lượt nghe: 2252

Tình yêu bắt đầu từ một nụ cười, từ ánh nhìn đầu tiên và mối thiện cảm, sự tin tưởng của hai con người trước đó hoàn toàn xa lạ. Tình yêu giúp con người vượt qua mọi rào cản, lề tục và gắn kết họ bền chặt… Vậy nhưng, có những khi, chỉ vì không nghe rõ một nửa từ, hiểu chưa thấu một nửa phong tục, tập quán đã dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, khiến mối tình đẹp không có kết quả trọn ven....

Nhớ lại những ký ức khi biểu diễn tại Pháp bên lề Hội nghị Paris cùng NSND Diễm Lộc

Nhớ lại những ký ức khi biểu diễn tại Pháp bên lề Hội nghị Paris cùng NSND Diễm Lộc

Ngày phát hành 12:20 | 10/9/2021

Lượt nghe: 1483

Hơn 40 năm trước tại Hội nghị Paris không chỉ có cuộc đấu tranh chính trị giữa ta và địch, đằng sau đó còn có cuộc chiến văn hóa vô cùng gay gắt. NSND Diễm Lộc là một trong hơn 100 nghệ sỹ được chính phủ ta cử sang biểu diễn, truyền bá nghệ thuật trong cùng thời điểm diễn ra đàm phán tại Hội nghị Paris thời đó. Cùng tìm hiểu về: “Ký ức năm tháng biểu diễn tại Hội nghị Paris”, mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Diễm Lộc

NSƯT Diễm Lộc: Ký ức 40 năm

NSƯT Diễm Lộc: Ký ức 40 năm

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015

Lượt nghe: 1414

Trong những ngày xuân 1975 lịch sử, theo bước hành quân thần tốc của người chiến sĩ giả phóng, nhiều nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật cũng đến với nhưng vùng đất vừa ngớt tiếng súng, mang lời ca, vở diễn phục vụ đồng bào và chiến sĩ Miền Nam

Hồi ký có phải là sự thật?

Hồi ký có phải là sự thật?

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019

Lượt nghe: 1133

Những năm gần đây, thị trường xuất bản có sự nở rộ những tác phẩm hồi ký, tự truyện. Vậy, những tác phẩm đó, đâu là sự thật? PV VOV6 đối thoại với nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/11/2019)

Bút ký văn học: Câu chuyện của tài năng và sự trải nghiệm

Bút ký văn học: Câu chuyện của tài năng và sự trải nghiệm

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020

Lượt nghe: 932

Gần đây tên của nhà thơ Vương Tâm vẫn xuất hiện đều đặn trên mặt báo dưới các bút ký mang tính văn học. Nhưng những người bền bỉ gắn bó với thể loại này như ông đến nay không còn nhiều. Với phổ quan sát cũng như chất lượng, kinh nghiệm viết bút ký văn học của nhà thơ, nhà báo Vương Tâm, chúng tôi muốn mời ông thông qua việc chỉ ra bản chất và chỗ đứng của bút ký văn học để lý giải phần nào nguyên do sự chìm lắng của thể loại này những năm gần đây. (Đối thoại mở 20/05/2020)

Họa sĩ Đào Hải Phong: Người vẽ tranh phong cảnh bằng ký ức

Họa sĩ Đào Hải Phong: Người vẽ tranh phong cảnh bằng ký ức

Ngày phát hành 8:53 | 18/10/2021

Lượt nghe: 686

Họa sĩ Đào Hải Phong là một tên tuổi nổi bật của lớp họa sĩ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Cùng với những họa sĩ như Đặng Xuân Hòa, Lê Thiết Cương, Đinh Ý Nhi, Hồng Việt Dũng, Đào Hải Phong đã có sự tiếp cận, học hỏi phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của các trào lưu hội họa nước ngoài, góp phần tạo nên một luồng gió mới cho hội họa Việt Nam những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 với những quan điểm mới mẻ về cái đẹp. (Hành trình Sáng tạo 17/10/2021)

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim

Ngày phát hành 10:18 | 8/6/2023

Lượt nghe: 1013

Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật thứ bảy, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Như Vũ đã hoàn thành hơn 100 bộ phim tài liệu và khoa học. Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm dung dị, chân thực mà giàu cảm xúc như Người thắp lửa, Đất trắng, Gian nan hạnh phúc. Ông cũng là tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ 6. (Hành trình Sáng tạo 04/6/2023)

Yêu Hà Nội qua những bức ký họa

Yêu Hà Nội qua những bức ký họa

Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2019

Lượt nghe: 878

Với mong muốn lưu giữ hình ảnh độc đáo và duyên dáng của Hà Nội, kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy cùng Nhóm ký họa Hà Nội đã ghi lại ký ức của thủ đô qua những bức ký họa đầy cảm xúc. (Hành trình Sáng tạo 23/06/2019)

Nhật ký thời chiến Việt Nam

Nhật ký thời chiến Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2020

Lượt nghe: 591

Bộ sách do Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, gồm 4 tập (mỗi tập dày hơn 1.000 trang) với 30 tác phẩm của 30 tác giả. (Làn sóng nghệ thuật 01/5/2020)

Phim "Miền ký ức" tranh giải tại Liên hoan phim Busan 2021

Phim

Ngày phát hành 22:54 | 5/10/2021

Lượt nghe: 569

Bộ phim của đạo diễn Bùi Kim Quy đã được Cục Điện ảnh thẩm định và cấp phép sẽ tham gia tranh giải tại LHP quốc tế Busan lần thứ 26 từ ngày 6 đến 15/10. "Miền ký ức" tranh giải cùng 10 tác phẩm khác trong mục New Currents quy tụ nhiều nền điện ảnh khác như Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. (Làn sóng nghệ thuật 01/10/2021)

Tái hiện ký ức qua triển lãm "Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”

Tái hiện ký ức qua triển lãm

Ngày phát hành 15:56 | 16/12/2022

Lượt nghe: 178

Triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” đang diễn ra tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, số 5 phố Vũ Phạm Hàm (Hà Nội) từ nay đến giữa tháng sáu năm sau. Chọn cách tái hiện những kí ức lịch sử theo dòng thời gian, qua từng chủ đề riêng biệt: Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ, Bên cầu Long Biên, Kí ức cầu Long Biên trong chúng ta; triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ về hình ảnh cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố... (Làn sóng nghệ thuật 16/12/2022)

Triển lãm “Chơi”: Tìm về ký ức tuổi thơ

Triển lãm “Chơi”: Tìm về ký ức tuổi thơ

Ngày phát hành 15:12 | 11/9/2023

Lượt nghe: 337

Tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) đang diễn ra Triển lãm “Chơi” của nhóm họa sĩ G39 gồm Lê Thiết Cương, Tào Linh, Chu Hồng Tiến, Doãn Hoàng Lâm, Vương Linh, Đào Trọng Lưu … Triển lãm giống như một đêm hội Trung thu rực rỡ, đưa người xem tìm về ký ức mùa trăng tuổi thơ. (Làn sóng nghệ thuật 8/9)

Triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy”: Ký ức hào hùng của dân tộc

Triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy”: Ký ức hào hùng của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2019

Lượt nghe: 900

Diễn ra từ 3/5 - 10/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Làn sóng nghệ thuật 07/5/2019)

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020

Lượt nghe: 287

Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020

Lượt nghe: 404

Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)

"Nhật ký trên khóa Sol" của PGS, Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường

Ngày phát hành 18:25 | 6/10/2022

Lượt nghe: 178

“Nhật ký trên khóa Sol” là tên chương trình nghệ thuật của PGS, Tiến sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường diễn ra tại Nhà hát Âu cơ Hà Nội ngày 08/10 tới đây. Chương trình gồm 2 chương: “Tổ quốc tôi” và “Trên những nẻo đường tôi qua" sẽ khắc họa chặng đường hơn 60 làm việc và cống hiến của ông trên cả 2 lĩnh vực khoa học và âm nhạc... (Làn sóng nghệ thuật 04/10/022)

"Đời tôi sóng nhạc bay lên": Hồi ký của nhạc sĩ Phong Nhã

Ngày phát hành 15:29 | 18/7/2021

Lượt nghe: 486

Ông đã sáng tác hơn 200 ca khúc trong đó chủ yếu là viết cho thiếu nhi, như “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Kim Đồng”, “Cùng nhau ta đi lên”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Chi đội em làm kế hoạch nhỏ”… (Làn sóng nghệ thuật 01/06/2021)

“Con đã về nhà”: Ký họa cách ly dịch Covid-19

“Con đã về nhà”: Ký họa cách ly dịch Covid-19

Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020

Lượt nghe: 478

Cuốn sách của tác giả Nguyễn Tăng Quang ghi lại bằng hình ảnh những người con xa đất nước đang học tập, sinh sống ở nước ngoài. (Làn sóng nghệ thuật 16/6/2020).

Hương Ký: Hiệu ảnh nổi tiếng Hà Thành

Hương Ký: Hiệu ảnh nổi tiếng Hà Thành

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019

Lượt nghe: 808

Hiệu ảnh Hương Ký (phố Hàng Trống, Hà Nội) - một cửa hiệu kinh doanh bề thế đã tạo nên thương hiệu và rất thu hút khách hàng lúc bấy giờ. (Câu chuyện nghệ thuật 26/02/2019)

Hồi ký-Tự truyện: Chuyện đời, chuyện người và trào lưu xã hội

Hồi ký-Tự truyện: Chuyện đời, chuyện người và trào lưu xã hội

Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2018

Lượt nghe: 942

Mở đầu chương trình chúng ta cùng gặp gỡ phóng viên Anh Thư để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về tọa đàm: “Hồi ký-Tự truyện: Chuyện đời, chuyện người và trào lưu xã hội”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thơ phổ nhạc” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của nhạc sĩ Trọng Đài khi ông phổ nhạc ca khúc “Chuyện phố phường” từ bài thơ của đạo diễn Phạm Thanh Phong. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: cảm nhận của bạn trẻ Bùi Thị Kim Dung về bộ phim điện ảnh “Mẹ chồng” của đạo diễn Lý Minh Thắng. Cuối chương trình là giai thoại vui về nhà văn Nguyễn Công Hoan. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 23/06/2018)

Hồi ký "Trăm năm cũng từ đây" - Trọn vẹn nghĩa tình

Hồi ký

Ngày phát hành 11:27 | 24/11/2022

Lượt nghe: 217

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua, NXB Văn học đã phối hợp với Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Lễ ra mắt cuốn hồi ký "Trăm năm cũng từ đây" của GS.TS Nguyễn Huy Hoàng. Xuyên suốt tập hồi ký, tác giả Nguyễn Huy Hoàng kể lại những dấu ấn, ký ức về các thầy cô, những người đồng môn, khu giảng đường và tinh thần Văn khoa một thời. Sự kiện ra mắt sách trong tháng Hiến chương các Nhà giáo chính là lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất mà Nhà xuất bản Văn học, Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên Ngữ Văn Đại học Tổng hợp và tác giả Nguyễn Huy Hoàng muốn gửi đến các thầy cô trong sự nghiệp “trồng người” nói chung và các thế hệ nhà giáo Văn khoa nói riêng. PV Thúy Quỳnh tham gia Lễ ra mắt có một vài ghi nhận.

Bút ký "Anh hùng nơi làng quê"

Bút ký

Ngày phát hành 10:10 | 23/5/2022

Lượt nghe: 2907

Ở quê hương năm tấn Thái Bình có một người thương binh được coi là niềm tự hào của làng xóm, quê hương. Ông là lương y, Anh hùng Lao động Đào Viết Thoàn. Hơn 30 năm qua, bằng bài thuốc cổ truyền và phương pháp chữa trị độc đáo, đã có hàng vạn bệnh nhân bị bỏng ở mọi cấp độ được ông chữa khỏi hoàn toàn. Hơn một nửa trong số đó được ông miễn tiền thuốc, tiền công, tiền giường bệnh, điện nước… Lương y Đào Viết Thoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba. Còn người dân yêu mến gọi ông là “vua chữa bỏng” của đất Thái Bình:

Bút ký "Chị Nam-Người Tổ trưởng dân phố tôi"

Bút ký

Ngày phát hành 9:7 | 17/10/2023

Lượt nghe: 1108

Đảm nhận vai trò Tổ trưởng Tổ dân phố số 1, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, bà Lê Hoài Nam luôn tận tụy, nhiệt tình với công việc, gương mẫu, trách nhiệm, dành nhiều thời gian tuyên truyền, vận động các hộ dân thực hiện đúng các chủ trương, quy định của Nhà nước và địa phương. Nhờ đó, địa bàn tổ dân phố số 1 luôn yên bình, đạt thành tích tốt trong các phong trào thi đua, công tác phòng, chống dịch bệnh và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Bút ký “Chị Nam-Người Tổ trưởng dân phố tôi” của nhà báo Nguyễn Vũ Hà phác thảo đôi nét chân dung người “vác tù và hàng tổng” dễ mến, được cán bộ, đảng viên, nhân dân tin yêu này. Mời các bạn cùng nghe:

“Hồi ký phóng viên chiến trường” – Khi “những con chữ tìm tổ bay về”

“Hồi ký phóng viên chiến trường” – Khi “những con chữ tìm tổ bay về”

Ngày phát hành 11:5 | 8/12/2023

Lượt nghe: 1318

“Hồi ký phóng viên chiến trường” có dung lượng gần 500 trang, gốm 11 phần, là hồi ức của nhà báo Trần Mai Hưởng từ khi ông 13 tuổi cho đến khi trở thành một nhà báo, trải qua nhiều dấu mốc lịch sử như chiến dịch tổng tiến công năm 1972, Đại thắng mùa xuân năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam… Cuốn sách cũng cho thấy chiêm nghiệm của tác giả về hành trình của một đời người qua những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh và hòa bình.

“Kim Liên một thuở”: Ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội

“Kim Liên một thuở”: Ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2019

Lượt nghe: 796

Với gần 300 trang, cuốn sách là hồi ức của tác giả Vũ Công Chiến về những năm tháng sinh sống, gắn bó với khu tập thể Kim Liên. Những bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đến nơi ở mới, dần dần mọi thứ cũng trở nên quen thuộc được nhà văn kể lại sống động qua từng trang sách. (Điểm hẹn văn nghệ 21/9/2019)

“Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức

“Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức

Ngày phát hành 14:31 | 25/4/2024

Lượt nghe: 1006

Trong 10 năm, kể từ năm 2014 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật làn lượt cho ra mắt bạn đọc 5 tác phẩm của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Đó là các tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”, “Viết và đối thoại” và “Sống đến bình minh”. Cuốn tự truyện “Sống đến bình minh” là những lát cắt ký ức của tác giả về những sự việc, câu chuyện, cảnh ngộ đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Bút ký "Hò hẹn với Gành Hào"

Bút ký

Ngày phát hành 14:32 | 14/3/2022

Lượt nghe: 1567

“Dưới trăng, dòng sông trôi rất dịu dàng/ Như dải lụa vàng xuôi về phương Đông/ Gành Hào ơi nửa đêm ai hát lên câu hoài lang/ Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm…”. Con sông Gành Hào được nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển vẽ lên bằng những nốt nhạc dìu dặt trong ca khúc “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang”, để rồi khi nghe qua, những tâm hồn chai sạn cũng mềm như nước, mong được một lần xuôi dòng sông và trôi về phía biển, được sống trong vài khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời mình nhưng nhiều ý nghĩa. Chính cái ý nghĩ ấy dẫn dụ nên tác giả Trương Chí Hùng chẳng ngại ngần cưỡi trên con ngựa sắt rong ruổi xuống miền hạ, để nghe tiếng thở của cỏ cây lau lách, chạm vào vị mặn của từng thớ đất phía cuối trời Nam, và sống cùng nỗi buồn mênh mông thiên cổ…(Văn nghệ 15/03/2022)

Bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật”

Bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật”

Ngày phát hành 9:48 | 6/3/2024

Lượt nghe: 1632

Không ít người sinh ra và lớn lên, hoặc là do chiến tranh, hoặc là do bẩm sinh, cơ thể không may bị khuyết tật, và luôn chịu áp lực trước định kiến của những người xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người tỏ ra bi quan, chán nản, phó mặc cho số phận. Nhưng cũng không hiếm người đã biết vượt qua hoàn cảnh bất trắc của bản thân, vươn lên trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Người phụ nữ trong bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến mà các bạn nghe sau đây là một người như vậy

Bút ký “Chuyện người dựng nhà trên đá núi”

Bút ký “Chuyện người dựng nhà trên đá núi”

Ngày phát hành 10:57 | 3/4/2024

Lượt nghe: 366

Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang-Vũ Đình Trung với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái người Mường: Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả. Thế nhưng, dòng thời gian, những biến động thời cuộc đã khiến tác giả và tác phẩm có một số phận long đong, lận đận. Cách đây gần 5 năm, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Hội VHNT Hòa Bình đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đồi thông hai mộ: Từ di cảo tới di sản” để lật lại và giải mã những vọng âm của tác phẩm tới đương thời và đời sau. Từ bấy đến nay, đã có một nhà lưu niệm được xây dựng trên vùng núi đá Kim Bôi (Hòa Bình) ngay sát cạnh ngôi mộ đôi của hai tiền nhân-Hai nhân vật chính trong truyện thơ “Đồi thông hai mộ”. Cùng với dấu xưa tích cũ, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” kể cùng người hôm nay câu chuyện về “Người dựng nhà trên đá núi”. Đó cũng là nội dung bút ký của nhà báo Võ Hà mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong chương trình hôm nay:

Bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1”

Bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1”

Ngày phát hành 14:54 | 11/1/2023

Lượt nghe: 215

Ðã thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp trước Tết Nguyên đán là những chuyến tàu của Quân chủng Hải quân và Kiểm ngư lại lên đường ra quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và các đảo tiền tiêu trên khắp các vùng biển Tổ quốc, đem những món quà Tết và tấm lòng của nhân dân cả nước đến với các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài hải đảo xa xôi. Trong một chuyến đi như thế cách đây chưa lâu, nhà văn Phan Mai Hương đã có dịp chứng kiến tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm của các chiến sĩ trên tàu; sự quan tâm chăm sóc cũng như tình cảm của các anh dành cho đoàn công tác, trong đó có các nhà văn nhà báo. Nhà văn Phan Mai Hương đã xúc cảm viết nên bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1” đong đầy sự cảm phục và niềm tin yêu đối với các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam (Văn nghệ 10/1/2023)

Bút ký “Giữa những mùa hoa nở”

Bút ký “Giữa những mùa hoa nở”

Ngày phát hành 9:4 | 29/2/2024

Lượt nghe: 1471

Bằng tình yêu và trách nhiệm với đất nước, cùng phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những người lính biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa cùng già làng, trưởng bản, đảng viên, người có uy tín, những hộ dân nơi đây tham gia bảo vệ đường biên cột mốc; tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…Bút ký “Giữa những mùa hoa nở” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy ghi nhận những việc làm cụ thể của các chiến sỹ biên phòng và người dân nơi miền biên viễn Xứ Thanh:

Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển”

Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển”

Ngày phát hành 10:41 | 12/7/2023

Lượt nghe: 1011

Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, dồi dào hải sản và nhiều loại khoáng sản như: dầu khí, than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…Biển là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại chúng ta cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu một cách bền vững từ biển trong cộng đồng người dân nước ta. Thế nhưng, đâu đó, cũng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người ta đã khai thác nguồn lợi hải sản một cách tận diệt…khiến biển cạn kiệt, đớn đau. Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” của tác giả Nguyễn Tiến Nên thay lời muốn nói của biển cả gửi tới chúng ta:

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Ngày phát hành 13:53 | 20/2/2023

Lượt nghe: 199

Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Ngày phát hành 9:49 | 25/7/2023

Lượt nghe: 639

Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:

Bút ký “Những người đưa cánh sóng bay xa”

Bút ký “Những người đưa cánh sóng bay xa”

Ngày phát hành 10:5 | 31/8/2022

Lượt nghe: 1866

Ngày nào cũng vậy, từ “vươn thở đến tiếng thơ”, từ miền núi cao hay miền cát trắng, từ miền xuôi tới miền ngược, ở những nơi núi cao nhất cho đến những nơi sình lầy, hoang vu hay cát bỏng, nắng cháy...những kỹ thuật viên của các Đài phát sóng phát thanh không quản ngày rét cắt da, đêm mưa dầm dề, khi nắng như thiêu, khi bão như cuốn bay cả người vẫn bám Đài, bám máy không một chút xao nhãng, vượt qua khó khăn giữ cho cánh sóng phát thanh luôn thông suốt, rõ, xa, rộng, chuẩn…bay cao, vang xa đến mọi miền Tổ quốc và nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Họ không bao giờ được nhắc tên trên làn sóng nhưng họ là cánh tay nối dài của cánh sóng. Và nhà báo Đồng Mạnh Hùng đã trìu mến gọi họ là “Những người đưa cánh sóng bay xa”:

Bút ký “Những người gắn vết chiến tranh”

Bút ký “Những người gắn vết chiến tranh”

Ngày phát hành 13:58 | 31/7/2023

Lượt nghe: 1080

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở đâu đó dưới cánh rừng, ngọn đồi hay dưới thung sâu, khe suối, hốc đá trên đất nước ta hay đất nước bạn vẫn còn đó những hình hài của các anh hùng liệt sĩ nằm lại. Họ không lẻ loi bởi luôn có đồng đội ở bên, luôn có thế hệ sau tưởng nhớ, biết ơn, nâng niu sự hy sinh xương máu ấy. Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước vẫn miệt mài hành trình đi tìm và đón các anh trở về, trong đó có Đội quy tập 192 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Những người lính thời bình làm công việc ấy bằng quyết tâm, ý thức trách nhiệm và sự tri ân sâu sắc. Nhà văn Đinh Phương đã trìu mến gọi họ là “Những người gắn vết chiến tranh”:

Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ”

Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ”

Ngày phát hành 8:29 | 17/5/2023

Lượt nghe: 713

Sinh sống lâu đời nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, trải bao thế kỷ, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Vân Kiều đã một lòng theo Đảng, Bác Hồ; son sắt, thủy chung với cách mạng; gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và dựng xây đất nước. Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến viết về đồng bào Vân Kiều ở một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, qua đó để thấy trong những năm chiến tranh, dù ăn đói, mặc rách, cuộc sống hết sức khó khăn, nhiều thế hệ đồng bào Vân Kiều đã sống, chiến đấu, luôn động viên nhau, cùng nỗ lực để xứng đáng là người mang họ Bác Hồ:

Bút ký “Shiper áo lính”: Xúc động hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân

Bút ký “Shiper áo lính”: Xúc động hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân

Ngày phát hành 14:37 | 20/9/2021

Lượt nghe: 697

Quân đội nhân dân, dù trong thời chiến hay thời bình, thời nào cũng vì nhân dân mà phục vụ. Hình ảnh các anh nhường doanh trại, giường chiếu cho người dân ở nơi cách ly dịch bệnh hay băng rừng, trèo đèo, lội suối cứu người bị nạn và giúp dân gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa, trường học nơi mưa bão, lũ lụt, sạt lở…có sức lay động biết nhường nào. Và trong những ngày này, cả nước đang dốc sức chống dịch Covid-19, bộ đội còn đi chợ, vận chuyển lương thực, thực phẩm giúp người dân ở tâm dịch TP.HCM. Hơn tất cả mọi lời nói, điều ấy góp phần tô thắm, lan tỏa hình ảnh anh “bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới...Thật dễ thương, khi nhà thơ Phạm Vân Anh gọi họ là những “Shiper áo lính” trong bút ký của mình (Văn nghệ 21/09/2021)

Bút ký “Tiếng đời vọng mãi”

Bút ký “Tiếng đời vọng mãi”

Ngày phát hành 11:7 | 8/8/2023

Lượt nghe: 744

Như món nợ đồng lần, ngày xưa cha mẹ vất vả vì ta thì nay ta cũng vất vả vì con cái. Nhưng cái vất vả ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc. Khi còn nhỏ con cái ở với bố mẹ. Rồi đến lúc con cái lớn lên, như chim ra ràng, chúng rời khỏi tổ ấm của gia đình, rời khỏi vòng tay của bố mẹ. Bố mẹ chợt giật mình rồi quáng quàng chạy theo chúng. Trong thâm tâm bố mẹ, chúng vẫn là những đứa con bé bỏng, cần phải bao bọc, che chở. Bố mẹ chạy, trong hoàn cảnh đôi chân già đã thấm mệt, đã đuối sức sau chặng đường cày xới để mưu sinh, nuôi dạy con cái, nhưng họ vẫn chạy, bởi đó là cuộc chạy maraton của tình mẫu tử… nên không thể dừng. Một cuộc chạy mệt mỏi mướt mồ hôi nhưng trong trái tim những bậc làm cha làm mẹ có một đóa hồng rất thắm. Bút ký “Tiếng đời vọng mãi” của nhà văn Phan Trung Nghĩa đã thể hiện tâm trạng ấy một cách chân thật, dung dị và xúc động. Mời các bạn cùng nghe:

Bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”

Bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”

Ngày phát hành 8:51 | 16/3/2023

Lượt nghe: 1179

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An vừa được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cả huyện đang tưng bừng, rộn rã chuẩn bị đón nhận danh hiệu cao quý này. Là người gắn bó và theo dõi sát sao quá trình nhân dân Quỳnh Lưu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nhà văn Hồ Ngọc Quang bồi hồi nhớ lại những chuyến đi thực tế tại địa phương này và được ông ghi lại trong bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”. Mời các bạn cùng nghe:

Bút ký “Xe ôm Sài Gòn”

Bút ký “Xe ôm Sài Gòn”

Ngày phát hành 15:45 | 29/5/2023

Lượt nghe: 1210

Nhắc đến TP.HCM người ta nghĩ ngay tới một trong những thành phố sôi động nhất cả nước. Nhịp sống hối hả, xe cộ tấp nập ngược xuôi. Người người tất bật mưu sinh khiến chúng ta có cảm giác thành phố này không bao giờ nghỉ. Thế nhưng ngoài một Sài Gòn tất bật, xô bồ cũng có một Sài Gòn dễ thương, bình dị nhất. Mảnh đất này bao chứa biết bao điều đáng yêu, thân thương mà khi chúng ta chịu mở rộng lòng mình để cảm nhận, thì bỗng nhiên, Sài Gòn từ mảnh đất lạ bỗng hóa thân thương thật nhiều. Chỉ cần bắt gặp một hình ảnh bình dị, một cử chỉ thân thương thôi cũng khiến cho tâm trạng ta trở nên vui tươi, phấn chấn hơn. Điều này thật đúng với tác giả Trương Chí Hùng ở An Giang. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng thành phố này đã gây nhớ thương trong anh qua cách ứng xử của những bác xe ôm. Tác giả Trương Chí Hùng chia sẻ điều này trong bút ký “Xe ôm Sài Gòn” (Văn nghệ 30/5/2023)

Sống mãi ký ức ngày 30/4 lịch sử

Sống mãi ký ức ngày 30/4 lịch sử

Ngày phát hành 15:54 | 24/4/2024

Lượt nghe: 994

Nhà báo Trần Mai Hưởng (nguyên Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam) - phóng viên chiến trường đã có nhiều phen vào sinh ra tử với ngòi bút, máy ảnh làm vũ khí. Ông là tác giả của bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975”. (Điểm hẹn văn nghệ)

Phim tài liệu "Còn lại với thời gian": Trang nhật ký sục sôi đời lính

Phim tài liệu

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017

Lượt nghe: 2157

Phim tài liệu "Còn lại với thời gian" với những trang thư, nhật ký chiến trường đã ố vàng của những người lính đã quên thân mình vì Tổ quốc. Những trang thư ấy đã phần nào giúp thế hệ sau hình dung xác thực về những gì diễn ra trong chiến tranh, về suy nghĩ thầm kín bên cạnh lý tưởng sục sôi của người lính trẻ (Thưởng thức tác phẩm). Giai điệu khỏe khoắn hào hùng trong nhạc phẩm "Hãy yên lòng mẹ ơi" (thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ) đã giúp người lính vững vàng tay súng chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trên bước đường hành quân của các anh luôn có ánh mắt mẹ dõi theo với bao niềm thương nhớ (Thơ phổ nhạc). 10 buổi chiếu với hơn 30 bộ phim tài liệu của 10 nước châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là dịp để những người làm nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật dựng phim tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có điều kiện xem những thước phim tài liệu chân thực, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 17/6/2017)

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và những trang nhật ký trẻ

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và những trang nhật ký trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016

Lượt nghe: 1261

Những trang nhật ký về tuổi trẻ trong học tập và tu dưỡng đạo đức của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được người thân và các bạn trẻ đồng cảm như thế nào? Bên cạnh đó những sáng tác thơ văn của các bạn học sinh qua các cuộc thi như "Cây bút tuổi hồng", "Em tập viết văn làm thơ", "Viết thư Quốc tế UPU"…đã có những tác động như thế nào tới tâm hồn non trẻ của các em? Câu chuyện vui về thời đi học của thi sĩ Xuân Diệu sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn về một nhà thơ có nhiều sáng tác về tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ 28/5 + 02/6/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ